HOA MỘC LAN (MAGNOLIA)

VẺ ĐẸP LỘNG LẪY

 Tên Việt: Hoa Mộc Lan

Tên Hoa: 玉兰花 (Ngọc Lan Hoa)

Tên Anh: Magnolia

Tên khoa học: Magnolia (đặt theo tên của nhà thực vật học người Pháp Pierre Magnol)

Phân loại khoa học:

  • Giới (regnum): Plantae.
  • Ngành (divisio): Magnoliophyta.
  • Lớp (class): Magnoliidae
  • Bộ (ordo): Magnoliales
  • Họ (familia): Magnoliaceae.
  • Chi (genus): Magnolia (Chi mộc lan).

Thông điệp, ý nghĩa: Sự thanh cao, quý phái – Nobility. Lòng nhân từ, quảng đại – Benevolence. Vẻ đẹp lộng lẫy – Magnificience. Tình yêu thiên nhiên – Love of Nature.

hoa-me1bb99c-lan-2013-72

ĐẶC ĐIỂM

Chi mộc lan là một chi lớn gồm khoảng 210 loài. Các loài mộc lan có phân bố rời rạc, với trung tâm chính là Đông Á và Đông Nam Á và các vùng tập trung nhỏ hơn là đông Bắc Mỹ, Trung Mỹ, vùng Caribe, và một số loài ở Nam Mỹ.

Họ mộc lan là một trong những loài cây có hoa lâu đời nhất trên thế giới từng sống suốt thời đại khủng long. Những hóa thạch của chúng đã được tìm thấy trong những phiến đá trên 100 triệu năm tuổi ở nhiều nơi như châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ. Người Trung Quốc đã trồng Magnolia denudata từ thế kỷ thứ 7. Tiếng Trung Quốc tên hoa là “Yu-Lan” có nghĩa là (“Jade Orchid”) Lan Ngọc. Người Nhật Bản trồng Magnolia Stellata từ hàng thế kỷ và gọi nó là “Shidekobushi”. Còn Champaca lại là đại diện cho họ Mộc Lan này ở vùng Ấn Độ, Java và quần đảo Philippine.

Mộc lan là chi thực vật cổ đã tiến hóa trước khi ong xuất hiện, hoa mộc lan đã phát triển để khuyến khích sự thụ phấn bởi côn trùng cánh cứng. Do đó, hoa mộc lan có lá noãn cứng để tránh bị hỏng do bọ cánh cứng ăn và bò quanh. Các mẫu hóa thạch của M. acuminata được xác định có niên đại khoảng 20 triệu năm, và một số hóa thạch của các loài thực vật thuộc họ Mộc lan được xác định niên đại 95 triệu năm. Một đặc điểm nguyên thủy khác của các loài mộc lan là chúng không có đài hoa và cánh hoa tách biệt.

Mộc lan được trồng để lấy bóng mát, gỗ của nó cũng được dùng để đóng những canô lớn và đồ đạc nội thất. Hoa được cất lấy để chế tạo nước hoa. Nụ hoa được sắc lên, pha uống như một loại thuốc bổ. Người Trung Quốc sử dụng hoa để trị viêm xoang và làm thông mũi.

  “Ngoài tác dụng làm cảnh, cây ngọc lan còn hiệu quả trong điều trị các bệnh kinh nguyệt không đều, tiểu tiện khó, bạch đới, đau bụng kinh… Cả thân, lá và hoa ngọc lan đều có thể dùng làm thuốc”.

STATE FLOWER

Bang Mississippi (U.S) còn được gọi là Magnolia State do Magnolia vừa là biểu tượng hoa (State Flower) vừa là biểu tượng cây (State Tree) của tiểu bang. Magnolia cũng còn là biểu tượng hoa của bang Louisiana.

Một chi tiết khá thú vị về nguồn gốc của cái tên “Magnolia” ngày nay: khi được đưa sang châu Âu năm 1688 từ Virginia, do không biết tên châu Á của loài hoa này, những nhà phân loại học đã đặt tên cho Mộc Lan là Magnolia để tưởng nhớ Pierre Magnol, vị giáo sư – nhà thực vật học và y học, giám đốc vườn cảnh ở Montpellier của Pháp vào đầu thế kỷ 18.

Có nguồn gốc từ châu Á (được trồng từ lâu ở châu Á), sau khi được đưa sang Mĩ, Magnolia trở nên rất phổ biến ở miền Nam, thuộc hàng top 10 của những loài cây có hoa ở Mĩ. Cả hai bang Louisiana và Mississippi đều chọn Magnolia làm biểu tượng hoa cho tiểu bang của mình.


Mississippi – The Magnolia State

Ngày 28 tháng 11 năm 1900, các trẻ em là học sinh ở Mississippi bỏ phiếu để bầu chọn ra bông hoa đại diện cho tiểu bang từ 42 loại hoa khác nhau được đề cử. Và, kết quả cuối cùng, hoa Mộc Lan đã nhận được 12745 trên tổng số 23278 phiếu (xếp thứ hai là Hoa Bông Vải – Cotton Blossom: 4171 phiếu, thứ ba là Cape Jasmine : 2484 phiếu…).Nhưng lúc này, Magnolia vẫn chưa thực sự là bông hoa của tiểu bang vì cơ quan lập pháp chưa “chính thức hóa” nó.

Năm 1935, the Director of Forestry phát động phong trào chọn biểu tượng cây cho tiểu bang (State Tree). Bốn loài cây được đề cử là: Mộc Lan (Magnolia), Sồi (Oak), Thông (Pine) và Sơn Thù Du (Dogwood). Và lần này, Magnolia lại “chiến thắng” áp đảo. Ngày 1 tháng 4 năm 1938, cơ quan lập pháp Mississippi chính thức công nhận Magnolia là biểu tượng cây của tiểu bang.

Ngày 26 tháng 2 năm 1952, hoa Mộc Lan lần cuối cùng chính thức được công nhận là bông hoa của Mississippi.

Louisiana 

Louisian chính thức công nhận Magnolia là State Flower của mình vào ngày 1 tháng 8 năm 1900. Thế nhưng, đến thập niên 1950, hiệp hội Hoa Diên Vĩ Louisiana (Louisiana Iris Soceity) quyết định đã đến lúc phải thay đổi và họ đề cử Iris làm State Flower, đồng thời cũng xếp một phiếu cho Magnolia làm biểu tượng cây – State Tree của tiểu bang nhằm xoa dịu các “Magnolia fans”.

Một cuộc tranh cãi không tránh khỏi đã nổ ra sau đó. Những người ái mộ Magnolia may mắn vì lúc ấy đang là thời điểm hoa mộc lan nở, chứ không phải là hoa Diên Vĩ. Những Iris fans đưa ra lý lẽ là Magnolia sống khắp nơi miền Nam trong khi đó “the Louisiana blue iris” là độc nhất ở Louisiana. Hơn nữa, nhiều cư dân Louisiana có họ hàng nguồn gốc từ Pháp, mà Iris là loài hoa biểu tượng của nước Pháp.

Tuy nhiên, cuối cùng Magnolia vẫn giữ được chiếc vương miện của mình. Sau đó, Louisiana xem “the Louisiana blue iris” như là State wildflower của mình.

TRUYỀN THUYẾT

Hoa mộc lan khát vọng sang giàu

Trên đất Nhật, có nàng Keiko mồ côi mưu sinh bằng nghề làm hoa giấy. Nàng làm việc suốt từ sáng đến tối mịt, hoa bán cũng được nhiều nhưng lãi chẳng đáng là bao. Thế nên đã đến tuổi cập kề mà nàng vẫn chẳng thể tích cóp đủ để mua nổi cho mình một bộ kimono làm dáng. Rồi đến một ngày, nàng biết được bí quyết hoa giấy thành hoa thật nhờ vào việc tiếp tế cho chúng những giọt máu của chính mình.

Hoa của Keiko trở nên đẹp một cách kỳ lạ và nàng làm không kịp bán. Keiko giàu lên nhanh chóng. Tiền đã giúp cô thay đổi thành một thiếu nữ xinh đẹp, điệu đà. Tiền đã đưa cô đến với vũ hội, gặp được người cô yêu. Người yêu của Keiko muốn rằng cô sẽ kiếm đủ tiền để mua cho cả hai một ngôi biệt thự. Để thực hiện ước mơ này, hoa tươi cần được bán nhiều hơn, Keiko bắt đầu lao động cật lực hơn và tất nhiên máu ở đầu ngón tay cô cũng phải chích nhiều hơn.

Rồi Keiko cũng mua được ngôi nhà nhưng rất nhỏ nên chẳng làm chồng nàng thỏa nguyện. Hoa tươi lại buộc phải bán nhiều hơn nữa. Nhiều mãi, nhiều mãi cho đến một ngày cuối cùng của nàng cũng bị vắt kiệt trước cái giá quá hời của một vị khách Pháp. Cây hoa với một bông đỏ thắm này đã biến giấc mơ sống trong biệt thự của người chồng ích kỷ thành sự thực, nhưng nó cũng lấy đi hơi thở cuối cùng của Keiko. Còn vị khách đặc biệt yêu thích hoa tươi của Keiko thì hân hoan mang nó về nước và trìu mến gọi nó là mộc lan. Từ đó, loài người cùng lúc có thêm một huyền thoại buồn và một loài hoa quý.

Bình luận về bài viết này

Bình luận về bài viết này